Kính Cận, Gọng Kính Cận Nam Nữ Đẹp, Chính Hãng, Cao Cấp
Kính cận là loại kính được thiết kế đặc biệt để giúp nhìn rõ hơn cho những người bị mắc chứng chỉ nhìn được gần hay còn gọi là cận thị (wikipedia). Hiện nay thì kính cận đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người, trong số đó phải kể đến như:
Cải thiện tầm nhìn tăng hiệu suất học tập, làm việc: Kính cận cung cấp khả năng nhìn rõ và sắc nét cho bạn khi gặp phải các vấn đề thị lực gần, chẳng hạn như cận thị hoặc viễn thị. Nhờ vào kính cận, chúng ta có thể nhìn được các chi tiết nhỏ, đọc sách, làm việc trên máy tính và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng và thoải mái nhất.
Tăng tính thẩm mỹ và phong cách thời trang: Kính cận không chỉ đáp ứng nhu cầu chức năng mà còn trở thành một phụ kiện thời trang. Có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, và thương hiệu kính cận đa dạng trên thị trường, cho phép người dùng thể hiện phong cách cá nhân và thể hiện sự tự tin qua việc lựa chọn kính cận phù hợp.
Bảo vệ đôi mắt của chúng ta: Sử dụng loại kính cận đúng kích cỡ và chất lượng có thể giúp bảo vệ thị lực khỏi các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn và ngăn ngừa các vấn đề khiến thị lực kém đi. Việc sử dụng kính cận theo chỉ định của bác sĩ mắt có thể giảm nguy cơ bị mỏi mắt, căng thẳng mắt và các vấn đề khác liên quan đến thị lực.
Các Loại Kính Cận Phổ Biến
1. Kính Cận Mắt Trắng
Đây là loại kính cận phổ biến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Kính bao gồm 2 bộ phận chính là tròng kính và gọng kính, gọng kính đóng vai trò như một chiếc khung xương có nhiệm vụ giữ cố định kính trên mặt người sử dụng, còn tròng kính nhận chức năng điều chỉnh tiêu cự ánh sáng từ vật thể tới mắt người bị cận thị. Ngoài ra gọng kính cận còn được sử dụng như một đồ trang sức tạo điểm nhấn trên khuôn mặt với rất nhiều kiểu dáng và màu sắc phù hợp với phong cách người đeo.
2. Kính Cận Râm, Kính Cận Đổi Màu
Kính Cận Râm có cấu tạo giống hệt kính cận mắt trắng trên chỉ khác ở chỗ kính sử dụng tròng mắt màu giúp hấp thụ một phần ánh sáng mặt trời và giảm ánh sáng chói, tạo ra một môi trường nhìn thoải mái hơn cho người dùng trong điều kiện sáng mạnh hoặc chói, nhất là vào thời điểm ban ngày nắng gắt. Trong khi đó kính cận đổi màu sử dụng tròng kính có khả năng đổi màu từ mắt trắng sang màu khi tiếp xúc với tia UV và ngược lại. Rất thuận tiện khi vừa dùng để làm việc trong nhà và thời trang ngoài trời.
3. Kính Cận Áp Tròng
Cụm từ kính áp tròng chắc không còn lạ lẫm gì với chúng ta nữa. Kính áp tròng là loại kính có thiết kế đặc biệt được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp lên con ngươi mắt giúp người sử dụng có được những lợi ích như: góc nhìn tự nhiên, rộng, mang tính thẩm mỹ và trên hết là khả năng thích ứng khi tham gia vào các hoạt động thể thao, hoạt động mang tính chất vận động mạnh mà không lo về vấn đề rơi kính hay gây cản trở...Nhược điểm của loại kính này là hơi bất tiện trong việc bảo quản, vệ sinh.
Kính Cận Bao Gồm Những Loại Công Nghệ Nào?
Khi nhắc tới công nghệ trên kính cận thì chủ yếu là muốn nói tới công nghệ của tròng kính. Tất cả chúng đều ám chỉ rằng mắt kính được phủ một lớp chất liệu với công dụng đặc biệt cho mỗi trường hợp riêng. Dưới đây là những công nghệ phủ thường sử dụng trên tròng kính và chức năng của chúng:
1. Chống Phản Quang
Đây là công nghệ giúp loại bỏ những ánh sáng phản chiếu lại từ cửa kính, mặt đường hay mái nhà... Lớp phủ này có khả năng giảm phản chiếu ánh sáng và cho phép nhiều ánh sáng đi qua kính hơn mà không gây ra hiện tượng phản quang gây nguy hiểm khi lái xe, tham gia các hoạt động ngoài trời.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn nhìn vào mắt một người đeo kính nếu không bị lóa thì có nghĩa người đó đang đeo loại tròng kính chống phản quang đó!
2. Chống Tia UV - Tia Tử Ngoại
Công nghệ chống tia UV (wikipedia) trên mắt kính bao gồm việc áp dụng một lớp phủ chống tia UV trên bề mặt của kính. Lớp phủ này có khả năng hấp thụ và phản xạ tia UV, cụ thể là tia UV-A, ngăn chặn chúng xâm nhập và giảm thiểu tác động của tia UV lên mắt, đảm bảo sự bảo vệ cho các cấu trúc mắt như giác mạc, giác quan và võng mạc.
Xem thêm những mẫu tròng chống tia UV: TẠI ĐÂY
3. Chống Xước
Trong quá trình sử dụng lâu ngày, mắt kính khó có thể tránh khỏi được việc rơi trượt hoặc va quẹt vào các vật khác khiến tròng bị xước gây mất mỹ quan và cản trở tầm nhìn. Lớp phủ chống xước sẽ giảm bớt khả năng gây xước, tăng độ bền và kéo dài được thời gian sử dụng của tròng kính
Xem thêm những mẫu tròng chống xước : TẠI ĐÂY
4. Chống Nước, Bám Hơi Nước
Xem thêm những mẫu tròng chống xước : TẠI ĐÂY
5. Chống Ánh Sáng Xanh
Xem thêm những mẫu tròng chống xước : TẠI ĐÂY
Chất Liệu Chính Của Kính Cận, Gọng Kính Cận
1. Chất Liệu Gọng Kính:
Chất liệu của gọng kính thường là nhựa và kim loại, đôi khi có thể là cả hai phải kể đến như: nhựa Acetate, nhựa Tr90, nhựa Ultem, kim loại Titanium, thép không gỉ, Nhôm, hoặc có thể là chất liệu gỗ... Ưu điểm của các loại gọng nhựa là nhẹ, tính linh hoạt cao và giá thành rất hợp túi tiền. Trong khi đó gọng kim loại thường sở hữu độ bền và mang lại vẻ đẹp và sang trọng cho người dùng.
2. Chất Liệu Tròng Kính, Mắt Kính:
Tròng kính có hai chất liệu chính là nhựa và thủy tinh. Tròng nhựa được làm từ chất liệu như nhựa Polycarbonate hiện là chất liệu phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Trong khi đó tròng thủy tinh lại không được ưa chuộng do tính chất an toàn và tiện dụng thấp, dễ gây tổn thương tới mắt người sử dụng khi rơi vỡ, va đập mạnh. .
Các Thương Hiệu Tròng Kính Cận Tốt
TG Vision: Nhà sản xuất tròng kính tới từ Hàn Quốc, nổi tiếng với chất lượng sản phẩm cao cấp và công nghệ tiên tiến. Một trong những điểm nổi bật của tròng kính TG Vision là khả năng chống tia UV và chống phản quang. Cho tới nay Kính Mắt Minh Anh đã có trên 20 năm làm đối tác chính của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam.
Essilor: Xuất hiện trên thị trường tròng kính từ năm 1849 tại Pháp, cho đến nay Essilor đã khẳng định được vị thế những thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kính thuốc.
Zeiss: Là một thương hiệu danh tiếng của Đức được biết đến với chất lượng và độ chính xác cao trong lĩnh vực quang học chuyên sản xuất các sản phẩm và thiết bị quang học đa dạng, bao gồm gọng kính mắt, ống kính máy ảnh, thiết bị y khoa, ống nhòm, kính viễn vọng và nhiều ứng dụng quan trọng khác. Thương hiệu này được đánh giá cao bởi sự kết hợp giữa kỹ thuật tiên tiến, thiết kế tinh tế và chất lượng vượt trội.
Những Thiết Kế Gọng Kính Cận Phổ Biến
Nhìn chung những chiếc gọng kính cận thông thường để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập thường có những hình dạng phổ biến như: gọng tròn, gọng vuông, gọng chữ nhật, oval... Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được làm ra với mục đích thời trang như: gọng mắt mèo, gọng dáng phi công...
Thêm nữa, thiết kế của các loại gọng kính này cũng được chia ra các loại như: không gọng, bán khung, nguyên khung (là loại phổ biến thường thấy nhất) và không gọng...rất đa dạng kiểu dáng.
Cách Chọn Một Chiếc Kính Cận Phù Hợp Với Nhu Cầu Của Bạn
Một chiếc kính cận chất lượng ngoài việc khắc phục được vấn đề khúc xạ ở mắt cho người dùng mà tùy vào điều kiện sử dụng, các yêu tố ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập hay làm việc của người đeo kính như:
Với tròng kính: Người dùng nếu làm việc trong môi trường văn phòng, máy tính nhiều giờ thì nên chọn loại tròng có chức năng chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt. Người làm công việc ngoài trời, di chuyển nhiều có thể cân nhắc sử dụng loại tròng chống xước, chống tia UV...
Với gọng kính: Người làm công việc nhẹ nhàng, lịch sự có thể lựa chọn các loại gọng thời trang, kiểu cách ngược lại với người làm những công việc tay chân có thể cân nhắc việc chọn các loại gọng nhựa, nhẹ và bền không gây kích ứng da hay tạo sự khó chịu khi làm việc nặng.
Lựa chọn một chiếc kính có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng chính là phương pháp an toàn nhất nếu bạn đang chưa biết phải lựa chọn như thế nào. Hãy tìm và xin tư vấn tại các cơ sở thăm khám và cung cấp sản phẩm kính mắt uy tín để có được cho mình những lời khuyên tốt nhất.
Giá Kính Cận, Gọng Kính Cận Có Đắt Không?
Giá của một chiếc kính cận và gọng kính cận có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm mua hàng, thương hiệu, loại tròng kính, chất liệu gọng kính và các tính năng bổ sung. Do đó sẽ không thể đưa ra một con số chính xác khi chưa xác định được như cầu của người dùng. Thông thường với nhu cầu cơ bản, giá kính cận tại Kính Mắt Minh Anh có giá dao động từ 300k đến 800k đồng trên một sản phẩm kính cận hoàn chỉnh.
Lưu ý: Để có thông tin chính xác về giá của kính cận và gọng kính cận, tốt nhất là tham khảo các cửa hàng kính mắt hoặc trang web chuyên về kính mắt để xem các mức giá cụ thể và so sánh giữa các lựa chọn khác nhau. Việc chọn kính cận không chỉ nên dựa trên giá cả, mà còn cần xem xét các yếu tố khác như chất lượng, thoải mái và thẩm mỹ của kính.
Mua Kính Cận Ở Đâu Bền Đẹp Và An Toàn Cho Đôi Mắt Của Bạn?
Tại Kính Mắt Minh Anh, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn cho đôi mắt và đặt yếu tố an toàn lên trên tất cả mỗi khi tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm kính cận. Với hơn 20 năm kinh nghiệm cung cấp và tư vấn các sản phẩm về mắt kính, chúng tôi tự tin rằng có thể tháo gỡ và giải quyết được tất cả những vấn đề, như cầu mà quý khách đang gặp phải khi đến với Kinh Mắt Minh Anh.
Với trên 1000+ sản phẩm với kiểu dáng, mẫu mã khác nhau cùng với giá thành sản phẩm cũng đa dạng hợp ngân sách cho tất cả khách hàng. Cùng với chế độ bảo hành, hậu mãi mà chúng tôi cam kết với tất cả các quý khách khi đến với Kính Mắt Minh Anh sẽ có một trải nghiệm thoải mái nhất.
Ngoài ra, Kính Mắt Minh Anh luôn luôn có chương trình hỗ trợ kiểm tra, đo mắt miễn phí cho mọi khách hàng khi đến với chúng tôi. Quý khách không cần bất cứ điều kiện gì để có thể kiểm tra lại thị lực của mình bằng trang thiết bị hiện đại, tân tiến và quan trọng nhất đó là chính xác nhất. Hãy liên hệ ngay với Kính Mắt Minh Anh để nhận được tư vấn tận tâm cùng các trải nghiệm từ những sản phẩm chất lượng nhất.
Mọi Thông Tin Liên Hệ Với Kính Mắt Minh Anh Xin Vui Lòng Theo Địa Chỉ Dưới Đây:
Kính Mắt Minh Anh - Minh Anh Eyewear
Số điện thoại/Zalo tư vấn: 0333.662.972
Địa chỉ: 122 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (đối diện cổng số 2 bv Mắt TW)
Website: https://kinhmatminhanh.vn/
Hiển thị nội dung